CÁC LOẠI MÓNG NÊN BIẾT TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

CÁC LOẠI MÓNG NÊN BIẾT TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

by Huy XDE, Tháng Năm 5, 2020

Móng nhà là một bộ phận kết cấu bên dưới của nhà, nó liên kết với kết cấu chịu lực bên trên như cột nhà, tường nhà… Móng có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ nhà và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền.

Nền công trình là chiều dày lớp đất, đá nằm dưới đáy móng, có tác dụng tiếp thu tải trọng công trình bên trên do móng truyền xuống từ đó phân tán tải trọng đó vào bên trong nền đất.

Đối với móng BTCT thường gồm các bộ phận sau:

  • Giằng móng (đà kiềng): Có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm  độ lún lệch giữa các móng trong công trình. Khi vừa phải, được tính toán để có kích thước hợp lý.giằng móng được kết hợp làm dầm móng để giảm độ lệch tâm móng thì phải tính toán nó như một dầm trong kết cấu khung.
  • Cổ móng: Kích thước cổ móng có thể bằng với cột tầng trệt nhưng thường được mở rộng thêm mỗi phía 2,5cm để tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong cổ móng.
  • Móng (bản móng, đài móng): Thường có đáy dạng chữ nhật, bị vát có độ dốc
  • Lớp bê tông lót: Thường dày 100, bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa ximăng mác 50÷100, có tác dụng làm sạch, phẳng hố móng, chống mất nước xi măng, ngoài ra nó còn làm ván khuôn để đổ bê tông móng.
  • Cuối cùng là nền công trình.

Móng đơn  

Móng đơn có kích thước không lớn, có đáy vuông,  chữ  nhật hoặc tròn  thường làm bằng gạch, đá xây, bê tông hoặc BTCT.

Dưới các móng bê tông cốt thép, thường người ta làm một lớp đệm bằng vữa xi măng, bê tông đá 4×6, bê tông mác thấp hoặc bê tông gạch vỡ. Lớp đệm này có các tác dụng sau:

+ Tránh hồ xi măng thấm vào đất khi đổ bê tông.

+ Giữ cốt thép và cốt pha ở vị trí xác định, tạo mặt bằng thi công.

+ Tránh khả năng bê tông lẫn với đất khi thi công bê tông.

                                                a.Móng đơn đúng tâm.                      b. Móng đơn lệch tâm lớn (móng chân vịt).

Móng băng

Móng băng là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều  rộng. Thường dùng  dưới tường nhà, dưới tường chắn, dưới dãy cột.  Khi dùng móng băng dưới dãy cột  theo hai hướng gọi là móng băng giao thoa.Đặc điểm của móng băng là làm giảm sự lún không đều, tăng độ cứng cho công trình. Móng băng được xây bằng đá, gạch, bê tông hay BTCT.

Móng băng dưới cột được dùng khi tải trọng lớn, các cột đặt ở gần nhau nếu dùng móng đơn thì đất nền không đủ khả năng chịu lực hoặc biến dạng vượt quá trị số cho phép. Khi dùng móng băng dưới cột không đảm bảo  điều  kiện  biến dạng hoặc sức  chịu tải của nền không đủ thì người ta dùng móng băng giao thoa nhau để cân bằng độ lún theo hai hướng và tăng diện chịu tải của móng, giảm áp lực xuống nền đất. Việc  tính toán móng băng dưới cột tiến hành như tính toán dầm trên nền đàn hồi.

Móng bè

Móng bè là loại móng nông đỡ nhiều cột theo hai phương hoặc đỡ toàn bộ cột của công trình. Móng bè được sử dụng cho các công trình xây dựng trên lớp địa chất có khả năng chịu tải tương đối tốt hoặc có tải trọng lớn.

Khi mực nước ngầm cao, để chống thấm cho tầng hầm, ta có thể dùng móng bè. Lúc đó móng bè làm thêm nhiệm vụ ngăn nước và chống lại áp lực nước ngầm. Móng bè có thể làm bảng phẳng hay bản sườn.

Móng bè sử dụng có khả năng giảm lún và lún không đều, phân phối lại ứng suất đều trên nền đất. Việc tính toán móng bản (móng bè) được tính như bản trên nền đàn hồi. Các móng bê tông cốt thép dạng hộp dùng dưới nhà nhiều tầng cũng thuộc loại móng này.

Móng cọc

Móng cọc thuộc loại móng sâu, là loại móng khi tính sức chịu tải theo đất nền có kể đến thành phần ma sát xung quanh móng với đất và có chiều sâu chôn móng khá lớn so với bề rộng móng. Móng cọc có thể sử dụng cho các nhà có điều kiện địa chất, địa hình phức tạp mà các loại móng nông không đáp ứng được như vùng đất yếu hoặc công trình trên sông.

Nhiệm vụ chủ yếu  của móng cọc là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất tốt nằm sâu bên dưới và các lớp đất xung quanh nó.

Móng cọc gồm 2 bộ phận chính là cọc và đài cọc.

Cọc là kết cấu có chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hay thi công tại chỗ vào lòng đất, đá, để truyền tải trọng công trình  xuống các  tầng đất đá sâu hơn và đảm bảo cho công trình được ổn định.

Đài cọc là kết cấu dùng để liên kết các cột lại với nhau và phân bố tải trọng của công trình lên các cọc.

No Comments


Leave a Reply

Your email address will not be published Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*